Hiện nay, đa phần các máy ảnh số đều cho phép người dùng chọn định dạng lưu ảnh chụp. Các file chụp ảnh có định dạng này là gì và khác nhau như thế nào? Mời các bạn đón đọc bài chia sẻ dưới đây!
Tìm hiểu file ảnh JPEG là gì?
JPEG là tên viết tắt của "Joint Photographic Expert Group" - định dạng chuẩn để lưu trữ ảnh trên máy ảnh số và là cách hiển thị hình ảnh trên internet. Tập tin ở định dạng JPEG có kích thước khá nhỏ và linh hoạt, nó có thể tùy chọn để thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của mỗi ảnh.
Ảnh JPEF chính là kết quả ảnh sau khi chip xử lý hình ảnh trong camera những thông tin về ánh sáng, màu sắc, độ tương phản, độ nét trên ảnh và cân bằng trắng. Sau khi xử lý hoàn tất, ảnh sẽ được chuyển đến bộ nhớ tạm và cuối cùng là lưu vào thẻ nhớ. Ưu điểm của ảnh JPEG là dung lượng nhẹ hơn RAW rất nhiều, tuy nhiên nhược điểm của nó là phạm vi chỉnh sửa hạn chế hơn ảnh định dạng RAW. Khi làm hậu kỳ nếu chỉnh sửa hơi quá tay thì ảnh JPEG rất dễ bị hỏng, chất lượng kỹ thuật của ảnh bị giảm đi nhiều.
Khi ảnh bị hỏng, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý bạn có thể đến những cửa hàng máy ảnh uy tín nhờ người có chuyên môn hỗ trợ. Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý những điều sau trước đi mang máy ảnh đi sửa nhé.
File RAW trong chụp ảnh là gì?
“Raw” trong tiếng anh có nghĩa là thô hoặc thô sơ. Ảnh RAW chỉ những bức ảnh thô chưa qua xử lý, tức là tất cả những thông tin về ánh sáng, màu sắc, độ nét, cân bằng trắng, độ tương phản,...sẽ được chuyển thẳng đến bộ nhớ tạm và tạo thành một file ảnh RAW. Ưu điểm của ảnh RAW đó là nhiếp ảnh gia có thể dễ dàng chỉnh sửa và thay đổi những yếu tố như ánh sáng, màu sắc, cân bằng trắng,...hay lấy nét mà không hoặc ít bị ảnh hưởng đến chất lượng ảnh ban đầu. Phạm vi chỉnh sửa ảnh RAW cũng rộng hơn hẳn những định dạng ảnh sau khi qua xử lý. Tuy nhiên, vì chứa quá nhiều thông tin nên dung lượng ảnh RAW khá nặng điều này làm giảm tốc độ chụp liên tiếp của máy. Bạn nên trang bị loại thẻ nhớ có lung lượng lớn và tốc độ đọc dữ liệu nhanh. Điểm hạn chế nữa là bạn không thể mở được định dạng ảnh này bằng một số phần mềm xem ảnh hoặc chỉnh sửa.
Khám phá về file ảnh Tiff là gì?
TIFF (Tagged IMage File Format) là một tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp in ấn và xuất bản. Kích thước các file TIFF lớn hơn rất nhiều so với JPEG và RAW. Định dạng file TIFF dùng để lưu trữ ảnh tạm thời dùng cho việc chỉnh sửa sau này khi định dạng này không bị mất dữ liệu ảnh. Vì thế TIFF là định dạng phổ biến hơn trong việc tạo graphic hơn là với nhiếp ảnh kỹ thuật số.
3 định dạng file ảnh trên đều là những kiến thức cơ bản về máy ảnh mà bạn cần nắm rõ, hãy ghi nhớ để áp dụng nhé!
So sánh các file chụp ảnh: JPEG, RAW và TIFF
Các file chụp ảnh có định dạng này khác gì nhau và được sử dụng trong những trường hợp nào. Hãy cùng so sánh các file ảnh này nhé.
JPEG |
RAW |
TIFF |
|
Tên đuôi |
.jpg, .jpeg |
.raw |
.tiff |
Dung lượng |
Nhỏ |
Lớn |
Lớn |
Thời gian chỉnh sửa |
Nhanh, có thể sử dụng ngay |
Mất nhiều thời gian chỉnh sửa |
Mất khá nhiều thời gian chỉnh sửa |
Chất lượng ảnh |
Bình thường |
Cao |
Cao |
Đối tượng sử dụng |
Mọi người |
Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp |
Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp |
Trường hợp sử dụng |
- Ảnh đen trắng - Ảnh với màu sắc phức tạp - Ảnh đời thường chân dung - Ảnh tĩnh vật |
- Khi không gian chụp tối, thiếu sáng - Muốn thay đổi cân bằng trắng của ảnh |
- Mang đi in ấn - Hình ảnh đang chỉnh sửa và cần có các layer - Cần hình ảnh chất lượng cao |
Chia sẻ cách cân bằng trắng khi chụp ảnh mà bạn nên biết
Cân bằng trắng luôn là một kỹ thuật được quan tâm bởi nó ảnh hưởng tới màu sắc của bức ảnh. Nó là một quá trình thay đổi màu sắc của toàn bộ bức ảnh sao cho đúng với thực tế nhất. Có nhiều chế độ cân bằng trắng khác nhau trong máy ảnh phổ biến như: Auto, Tungsten, Daylight, Cloudy, Flash, Shade, Fluorescent và Custom. Mỗi chế độ lại dùng trong từng trường hợp khác nhau.
- Chế độ Auto (AWB): AWB sẽ tự động cân bằng trắng sẵn có trong máy. AWB có thể linh hoạt chuyển từ môi trường ánh sáng này sang môi trường ánh sáng khác nhanh chóng.
- Chế độ Tungsten (Indoor): Tungsten nghiêng về phía các tông màu lạnh và có xu hướng thiết lập nhiệt độ màu khoảng 3200K.
- Chế độ Daylight/ Sunny: Sử dụng cài đặt này khi bạn đang chụp ảnh khi có mặt trời chiếu sáng, nó sẽ cân bằng với nhiệt độ màu khoảng 5200K. Cài đặt này sẽ hiệu quả nhất cho thời điểm nắng gắt nhất trong ngày
Xem thêm >>
- Bật mí cách thay đổi độ sâu trường ảnh trên máy ảnh dễ dàng - Độ sâu trường ảnh là gì, ý nghĩa mà bạn chưa từng biết đến
- Cân bằng trắng (White Balance) thiết lập trong máy ảnh là gì? Cách điều chỉnh độ cân bằng trắng khi chụp ảnh
Đây là một số chế độ cơ bản thường gặp, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại bài viết cân bằng trắng trong máy ảnh trước đó của Cường Thịnh Camera nhé. Qua bài viết trên, giờ đây bạn đọc đã có thể nắm được những thông tin cơ bản về định dạng của từng loại file và cách sử dụng chúng trong các trường hợp. Đừng quên ghé qua địa chỉ sữa chữa máy ảnh uy tín như Cường Thịnh Camera đẻ được hỗ trợ tốt nhất nhé. Chúc bạn thành công!
Viết bình luận