Bật mí cách thay đổi độ sâu trường ảnh trên máy ảnh dễ dàng - Độ sâu trường ảnh là gì, ý nghĩa mà bạn chưa từng biết đến

Với những ai đam mê bộ môn nhiếp ảnh, chắc hẳn không thể bỏ qua thuật ngữ “Độ sâu trường ảnh”. Vậy độ sâu trường ảnh là gì, ý nghĩa của độ sâu trường ảnh trong nhiếp ảnh? Hãy đón đọc bài chia sẻ dưới đây nhé!

Độ sâu trường ảnh - DOF (Depth Of Field)

Độ sâu trường ảnh - DOF là thuật ngữ chỉ vùng khoảng cách trong không gian mà mọi vật thể thuộc vùng đó đều hiện ra rõ nét trên ảnh (vùng rõ nét của ảnh). Nói cách khác, độ sâu trường ảnh được đo từ điểm lấy nét gần nhất đến điểm lấy nét xa nhất của ảnh.

Độ sâu trường ảnh cũng là một trong những quy tắc về bố cục chụp ảnh rất độc đáo bạn có thể tham khảo để mang lại trải nghiệm mới cho các tác phẩm sắp tới của mình.

Ý nghĩa của độ sâu trường ảnh 

Độ sâu trường ảnh là một kỹ thuật giúp bạn có được những bức ảnh thú vị và vô cùng sáng tạo, từ việc làm mờ phông nền cho đến việc thể hiện rõ nét các chi tiết trên khung hình. Thay đổi độ sâu trường ảnh trong từng trường hợp sẽ tạo ra được những bức mang lại hiệu ứng khác nhau. Nếu bạn mới bắt đầu gia nhập bộ môn nhiếp ảnh và chưa biết cách thay đổi độ sâu trường ảnh thì có thể tới những địa chỉ cửa hàng máy ảnh uy tín để được người có chuyên môn hỗ trợ.

Hướng dẫn cách thay đổi độ sâu trường ảnh

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh là khẩu độ, tiêu cự của ống kính, khoảng cách đối tượng trong ảnh và kích thước cảm biến ảnh. 

  • Khẩu độ

Bạn có thể điều chỉnh khẩu độ của ống kính – xác định mức độ ánh sáng đi qua ống kính và đi vào bộ cảm biến của máy ảnh.

+ Khẩu độ càng hẹp, độ sâu trường ảnh càng sâu. 

+ Khẩu độ càng rộng, độ sâu trường ảnh nông. 

Đối với các khẩu độ rộng cho phép vùng rõ nét càng mỏng, thu hút sự chú ý đối tượng nhiều hơn bằng cách làm mờ hậu cảnh. Trong khi các khẩu độ hẹp thì lại giữ cho hình ảnh được lấy nét nhiều hơn

  • Tiêu cự ống kính

Để thay đổi độ sâu trường ảnh, bạn có thể thay đổi tiêu cự ống kính, từ ống góc rộng đến ống tele so với cùng một khẩu độ, thậm chí là cùng một góc chụp và cùng bối cảnh. Đó cũng là lí do khi chụp ảnh chân dung, bạn có thể sử dụng loại ống kính tele, và khi muốn chụp ảnh phong cảnh thì lại chọn ống góc rộng.

  • Khoảng cách đối tượng trong ảnh

Trong một số trường hợp khi bạn chụp ảnh chân dung, do khoảng cách quá gần hoặc quá xa bạn sẽ không có được những bức ảnh như mong đợi. Khi đối tượng chụp vàng gần với máy ảnh thì độ sâu trường ảnh càng nông, do đó, di chuyển cách xa đối tượng của bạn sẽ giúp tăng độ sâu trường ảnh.

  • Kích thước cảm biến ảnh

Chúng ta lấy điện thoại IPhone ra phân tích thử. Thường ống kính của chiếc iPhone có khẩu độ rộng như f/1.8, mang lại độ sâu trường ảnh nông làm đối tượng ảnh được nổi bật so với hậu cảnh.Tuy nhiên, các bộ ảnh được chụp bằng IPhone vẫn rất đẹp, vốn phải chụp bằng khẩu độ hẹp. Vậy chính bộ cảm biến của điện thoại đã tác động đến độ sâu trường ảnh. 4 yếu tố trên đều là những kiến thức về máy ảnh mà có thể bạn chưa từng biết đến, hãy ghi nhớ và áp dụng để có được những bức ảnh đẹp.

Xem thêm :>> 

Cường Thịnh Camera - Trung tâm sửa chữa máy ảnh uy tín

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị sửa chữa máy ảnh uy tín, Cường Thịnh Camera tự hào là trung tâm số 1 ngoài dịch vụ sửa chữa, chúng tôi còn cung cấp đa dạng các sản phẩm máy ảnh có sử dụng công nghệ lấy nét tự động Dual Pixel hiện đại nhất, linh kiện máy ảnh nhiều chủng loại. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé!

Qua bài chia sẻ trên hy vọng các bạn hiểu rõ về độ sâu trường ảnh, cách áp dụng độ sâu trường ảnh trong quy tắc bố cục chụp ảnh và cách thay đổi độ sâu trường ảnh để có được những bức ảnh đẹp. Chúc bạn thành công!

Viết bình luận