Cảm biến (sensor) có thể coi là linh hồn của chiếc máy ảnh, chi phí sản xuất nó đôi khi chiếm đến ⅓ giá trị của máy (đối với cảm biến Full - frame). Vậy cảm biến là gì? Có những loại cảm biến nào và các lựa chọn như thế nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!
Cảm biến máy ảnh là gì?
Cảm biến máy ảnh là bộ phận quan trọng nhất của chiếc máy ảnh. Nó là yếu tố quyết định tới kích cỡ ảnh, độ phân giải, khả năng chụp thiếu sáng, độ sâu trường ảnh, dải nhạy sáng, ống kính và thậm chí là kích thước của máy ảnh.
Cảm biến ảnh được sản xuất từ những khay silicon tròn (được gọi là wafer) có đường kính khoảng 6 inch. Nó có tác dụng thu nhận ánh sáng và chuyển đổi những gì bạn thấy qua kính ngắm hoặc màn hình LCD thành hình ảnh. Máy ảnh có cảm biến càng lớn thì chi phí càng cao.
Là một bộ phận cực kỳ quan trọng của chiếc máy ảnh, đối với những người chơi nghiệp dư nếu không cẩn thận rất khó tránh khỏi những va chạm, hỏng hóc. Nếu phát hiện cảm biến máy ảnh có vấn đề, bạn nên mang máy tới nơi mua hoặc đơn vị sửa chữa uy tín để được bảo hành, xử lý kịp thời. Tuy nhiên trước đó bạn cũng nên trang bị những kiến thức sau trước khi đi sửa máy ảnh nhé.
Các kích thước cảm biến máy ảnh trên thị trường
Cảm biến máy ảnh là một trong những kiến thức cơ bản cần nắm rõ khi bước chân vào bộ môn nhiếp ảnh. Hiện nay có rất nhiều kích thước cảm biến máy ảnh khác nhau, nó quyết định khá nhiều đến giá thành của sản phẩm. Sau đây, Cường Thịnh Camera sẽ giới thiệu đến bạn đọc những loại cảm biến phổ thông nhất.
Cảm biến Medium Format
Đây là loại cảm biến lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại. Hiện tại có một số hãng sản xuất loại máy ảnh có cảm biến này như: Pentax sản xuất dòng máy ảnh có kích thước cảm biến là 43.8 x 32.8mm, Hasselblad và PhaseOne là 40.2 x 53.7mm.
Loại cảm biến này có ưu điểm là độ phân giải lớn, dải Dynamic Range lớn, ảnh cực kì sắc nét và chi tiết. Tuy nhiên, do vấn đề chi phí nên phần lớn cảm biến này chỉ được trang bị trên các dòng máy ảnh chuyên nghiệp.
Cảm biến Full - frame
Đây là loại cảm biến được sử dụng rất nhiều trong các loại máy ảnh DSLR 35mm. Kích thước tiêu chuẩn của loại cảm biến này là 36 x 24mm. Loại cảm biến này có ưu điểm chất lượng hình ảnh đẹp, không có hệ số crop đối với tiêu cự ống kính,...Hơn nữa, với giá thành mềm hơn so với Medium Format, Full - frame được khá nhiều photographer chuyên nghiệp lựa chọn.
Cảm biến APS - H
Hay còn gọi là cảm biến crop, đây là loại cảm biến phổ biến có mặt trên hầu hết các dòng máy ảnh DSLR. Cảm biến này có hệ số crop 1.3, kích thước cảm biến là 28.7 x 19mm
Cảm biến APS - C
Cảm biến này có kích thước gần giống như APS - H, 23.6 x 15.8mm. Cảm biến này có hệ số crop 1.5 cho các máy Nikon, Sony, Pentax và hệ số 1.6 cho các máy Canon. Ưu điểm của loại cảm biến này đó là giá thành rẻ, chất lượng hình ảnh khá, phù hợp với đông đảo người dùng.
Four Thirds
Loại này có kích thước cảm biến 17.3 x 13mm, nó được sử dụng phổ biến trong tất cả các dòng máy ảnh DSLR của Olympus và Panasanic Four Thirds và Micro Four Thirds.
Bảng so sánh các loại cảm biến máy ảnh
Loại cảm biến |
1/2.3 inch |
1 inch |
Four thirds |
APS-H |
APS-C |
Full Frame |
Hệ số cắt |
5.62x |
2.7x |
2.0x |
1.52x |
1.29x |
1.0x |
Kích thước |
6.3 x 4.7mm |
13.2 x 8.8 mm |
17.3 x 13mm |
24 x 16mm |
26.6 x 17.9mm |
36 x 24mm |
Máy tham khảo |
Canon IXUS 185, IXUS 190, IXUS 285, SX540 HS, SX730 HS, SX740 HS,... |
Panasonic LX15,Canon Powershot G7X Mark II, PowerShot G9X Mark II, Sony RX100 VI,... |
Olympus OM-D E-M1X, Panasonic GH5S, Lumix G7... |
Sony A6400, Fujifilm X100F, Canon EOS 200D II, EOS 800D, EOS 70D, EOS 77D, EOS 80D, EOS 7D II,... |
Canon EOS 1D Mark II, EOS 1D Mark III, EOS 1D Mark IV,... |
Nikon Z7, Sony A7 III, Canon EOS RP, EOS 6D Mark II, Panasonic S1, S1R, Nikon D850m... |
Hướng dẫn cách lựa chọn cảm biến máy ảnh
Loại máy ảnh
Máy ảnh không gương lật mirrorless nhỏ gọn thường được trang bị đa dạng các kích cỡ cảm biến. Đối với những cảm biến nhỏ như 1/2.3 inch trong Pentax Q hay cảm biến 1 inch được sử dụng trong dòng 1 series của Nikon. Trong khi đó, Panasonic Lumix GF5, Olympus Pen và OM-D E-M5 lại được trang bị cảm biến Micro Four Thirds 4/3 inch. Máy ảnh compact có ống kính cố định như Fuji X100S được trang bị cảm biến APS - C. Trong khi đó, Fujifilm X20 lại có cảm biến 2/3 inch, Canon G1 X có cảm biến 1,5 inch.
Độ phân giải của cảm biến
Số megapixel trên cảm biến càng lớn thì hình ảnh lại càng đẹp. Tuy nhiên chất lượng hình ảnh không hoàn toàn phụ thuộc vào số pixel lớn hay nhỏ mà số pixel phải phù hợp với kích thước cảm biến. Việc lựa chọn độ phân giải nào phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của từng người.
Để lựa chọn được cảm biến máy ảnh phù hợp với nhu cầu, ngoài hai tiêu chí trên còn một số.Tuy nhiên để lựa chọn được loại cảm biến phù hợp, ngoài hai tiêu chí trên còn dựa trên một số tiêu chí khác nữa.
Xem thêm >>
- Bật mí cách chọn mua ống kính máy ảnh (lens) chụp đồ ăn hấp dẫn - Những điều cần tránh khi chụp máy ảnh đồ ăn
- Tổng hợp kiến thức về máy ảnh mà có thể bạn chưa từng biết đến
Lý do bạn nên lựa chọn dịch vụ, sản phẩm tại Cường Thịnh Camera
Với quan niệm “được phục vụ khách hàng là niềm vui của chúng tôi”, Cường Thịnh Camera luôn mong muốn đem tới trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Chúng tôi không chỉ cung cấp các sản phẩm máy ảnh uy tín, phụ kiện đa dạng mà còn có dịch vụ sửa chữa máy ảnh cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, chắc chắn sẽ làm khách hàng hài lòng.
Viết bình luận