Một bức ảnh đẹp, ngoài yếu tố về các chỉ số ISO, độ nét, hiệu ứng,...thì bố cục cũng đóng góp vai trò rất quan trọng để tạo nên tổng thể bức ảnh hài hòa và cuốn hút. Hãy cùng Cường Thịnh Camera tìm hiểu 9 quy tắc về bố cục khi chụp máy ảnh chuyên nghiệp trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu về quy tắc bố cục khi chụp ảnh
Bố cục chụp ảnh là cách chụp bố trí hợp lí các yếu tố/ đối tượng khác nhau trong một bức ảnh sao cho phù hợp với ý tưởng người chụp.
Chụp ảnh đối xứng là quy tắc chụp ảnh cơ bản
Đây là một trong những quy tắc cơ bản được áp dụng phổ biến để có được một bức hình đẹp. Hình ảnh có thể được phân chia theo chiều dọc hoặc chiều ngang để tạo ra một đường đối xứng. Bạn chỉ cần đứng chính giữa hay đối diện đối tượng, giữ máy song song với đối tượng và căn chính xác khung hình. Cách chụp này trong một số trường hợp thực sự đem lại hiệu quả cao.
Trong quá trình tác nghiệp, khó tránh khỏi có đôi lúc máy ảnh của bạn sẽ gặp vấn đề. Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết những điều phải biết trước khi đi sửa chữa máy ảnh để lưu ý.
Quy tắc chụp ảnh theo đường tam giác
Các hình khối đặc biệt là hình tam giác, được kết hợp từ các đường thẳng, hướng mắt người xem tới đối tượng tạo nên sự kịch tích và thu hút cho bức ảnh. Ở quy tắc này, bố cục khi chụp ảnh bạn cần phải tính toán các đường dẫn, đường phân chia,..tính toán chính xác để làm nổi bật nên đối tượng bạn muốn hướng tới.
Quy tắc bố cục độ sâu trường ảnh
Độ sâu trường ảnh là thuật ngữ chỉ vùng khoảng cách trong không gian mà mọi vật thể thuộc vùng đó đều hiện ra rõ nét trên ảnh. Bố cục chụp ảnh này khi chụp chủ yếu phụ thuộc vào đối tượng mà bạn hướng đến, từ việc làm mờ hình nền cho đến việc thể hiện rõ nét các chi tiết trên khung ảnh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh là khẩu độ, tiêu cự của ống kính, khoảng cách đối tượng trong ảnh và kích thước cảm biến ảnh.Để áp dụng quy tắc này bạn đọc cần nắm rõ kiến thức căn bản về khẩu độ để có được bức hình đẹp.
Nguyên tắc tạo khung bố cục chụp ảnh
Tạo khung trong nhiếp ảnh nhằm thu hút sự chú ý của người xem đến một khu vực cụ thể trong bức ảnh, thường là những ô cửa sổ, mái vòm, các tòa kiến trúc,...Quy tắc này mang lại cảm giác có chiều sâu, khiến bức hình trở nên đẹp hơn.
Sử dụng các đường cong khi chụp ảnh
Tận dụng các đường dẫn như đường cong, đường ngoằn ngoèo,...tùy thuộc vào không gian chụp ảnh sẽ giúp bức ảnh của bạn tạo cảm giác hiệu ứng chuyển động và đưa người xem đến một điểm đến nằm ngoài bức ảnh.
Quy tắc bố cục chụp ảnh với hình mẫu và sự lặp lại
Bằng việc sắp xếp các đối tượng giống hệt nhau và có khoảng cách đều nhau tạo ra các mẫu lặp đi lặp lại trong bức ảnh. Thông thường trong một bức ảnh, người ta chỉ chú ý tới một vài điểm nhấn, thế nhưng khi chụp các đối tượng lặp lại như vậy sẽ khiến bức ảnh trở nên dễ gần, cuốn hút. Tuy nhiên, khi chụp ảnh có nhiều đối tượng nếu không lấy nét chuẩn sẽ dẫn tới tình trạng ảnh bị out nét. Bạn đọc có thể xem lại bài chia sẻ hướng dẫn cách chụp ảnh không bị out nét trước đây của chúng tôi để hiểu rõ và áp dụng quy tắc chụp ảnh này thành công nhé!
Chụp máy ảnh theo quy tắc tập trung vào đôi mắt
Không tự nhiên mà người ta nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” bởi đôi mắt chính là một nét đẹp tự nhiên độc đáo của mỗi người. Trong nhiếp ảnh, nếu biết khai thác và tận dụng sẽ tạo ra tác phẩm nghệ thuật đáng ngạc nhiên. Bố cục này bạn chỉ cần căn đúng mắt trái hoặc mắt phải vào trung tâm ảnh. Điều này khiến người xem có cảm giác đôi mắt đang dõi theo bạn.
Bố cục chụp ảnh lấp đầy khung hình
Mục đích của việc lấp đầy khung hình đó là loại bỏ các yếu tố dư thừa, chỉ để lại ít hoặc không có không gian xung quanh. Bố cục này trong một số tình huống nhất định rất có hiệu quả. Nó giúp người xem tập trung vào chủ thể chính mà không có bất kì sự phân tâm nào. Quy tắc này được các nhiếp ảnh gia áp dụng để chụp ảnh đồ ăn, thực phẩm khá nhiều. Để mang lại hiệu quả cao nhất thì bạn nên chọn mua ống kính (lens) chụp đồ ăn phù hợp để có được bức hình như ý nhé!
Xem thêm >>
- Bật mí cách chọn mua ống kính máy ảnh (lens) chụp đồ ăn hấp dẫn - Những điều cần tránh khi chụp máy ảnh đồ ăn
- Tổng hợp kiến thức về máy ảnh mà có thể bạn chưa từng biết đến!
Chụp ảnh theo nguyên tắc 1/3
Đây là quy tắc đơn giản nhất, bởi bạn chỉ cần chia khung hình thành 3 phần theo chiều dọc hoặc ngang, sau đó để chủ thể ở 1/3 khung hình thay vì đặt ở giữa khung hình. Khi đó bạn sẽ thấy khung hình trở nên rộng rãi và thoáng mắt hơn rất nhiều.
Bật mí cách chụp máy ảnh trời mưa “đẹp như mơ”
Những cơn mưa phùn nhẹ, hay những cơn mưa bất chợt luôn là nguồn cảm hứng bất tận để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật như bài hát, thơ ca và những bức ảnh cũng không ngoại lệ. Chủ đề về mưa có lẽ đã rất quen thuộc với các nhiếp ảnh gia: từ chụp ảnh làn mưa qua cửa kính, những giọt mưa chảy trên hiên nhà, hay khoảnh khắc dòng người hối hả tìm chỗ trú mưa,...
Bạn có thể tự do sáng tạo để có được một bức hình đẹp ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời này. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm sao để có được bức ảnh đẹp khi mà máy ảnh là một thiết bị vô cùng kị nước, bạn đọc có thể tham khảo bài chia sẻ về cách chụp ảnh chuyên nghiệp không lo hỏng và ướt trước đó của Cường Thịnh Camera để hiểu rõ hơn nhé.
Viết bình luận