Nắm vững 6 yếu tố quyết định độ sắc nét hình ảnh khi chụp bằng máy ảnh

Độ sắc nét hình ảnh rất quan trọng với một nhiếp ảnh gia, nó giúp những tấm ảnh chụp được rõ nét và chân thực nhất. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng không ít lần máy ảnh không lấy được nét, các tấm ảnh chụp ra bị mờ nhòe. Vậy những yếu tố nào quyết định đến độ sắc nét hình ảnh khi chụp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nha!

Yếu tố ống kính

Các ống kính có chất lượng quang học khác nhau đáng kể, vì thế các hãng máy ảnh đều có phân khúc lens 2 loại là: lens bình dân và lens cao cấp. Khác với lens bình dân thì lens cao cấp được chế tác với chất lượng thấu kính tốt hơn và tiêu chuẩn kỹ thuật cũng được tính toán chặt chẽ và cho quang sai thấp hơn hẳn ống kính thường.

Các loại ống kính cao cấp của Canon

Các loại ống kính cao cấp của Canon

Ngoài ra, lens dành cho cảm biến Full Frame đặc biệt giúp cải thiện chất lượng ảnh ở vùng viền của khung hình, cho hình ảnh sắc nét, tương phản nổi khối hơn với lens cho cảm biến Crop.

Mặt khác, khả năng chống rung quang học hỗ trợ tốt cho việc ổn định chất lượng ảnh, chống mờ nhòe khi chụp thiếu sáng hoặc chụp xa khỏi bị ảnh hưởng do tay rung lắc. Khả năng tích hợp ở một số dòng kính thường có ký hiệu như:

IS-Canon/VR-Nikon/OSS-Sony/VC-Tamron,...

Filter

Kính lọc có một phần ảnh hưởng tới độ sắc nét hình ảnh, nhất là khi bạn chụp ngược sáng hoặc xiên sáng. Khi đó, ánh sáng không mong muốn sẽ đi vào ống kính gây quầng mờ, giảm chất lượng ảnh.

Có nhiều hãng kính lọc với mức giá khác nhau trên thị trường. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn hãng kính lọc cho phù hợp với ngân sách và chất lượng quang học như: Filter UV, filter bảo vệ,...

Với các hãng filter cao cấp trên thị trường nhìn chung có mức giá từ 1-1,8 triệu, loại thấp hơn chút là 300-700k, thấp hơn nữa là loại bình dân, các loại này thường có xuất xứ từ Trung Quốc, chất lượng không được tốt cho lắm nhưng rẻ.

Cảm biến máy ảnh

Cảm biến máy ảnh thể hiện ở độ phân giải càng cao thì hình ảnh càng sắc nét hơn. Tuy nhiên trong màn hình máy tính hay hình in độ phân giải 200x300 cho ảnh 50MP cũng giống hệt như ảnh 20MP. Vì vậy bạn cần cân nhắc mua máy ảnh cho phù hợp với nhu cầu.

Chống rung cảm biến cũng giống như chống rung quang học trên ống kính. Nó được sử dụng trong hầu hết các trường hợp trừ chụp phơi sáng. Khi chụp phơi sáng bạn nên tắt chế độ chống rung đi vì máy đã được cố định trên chân.

Cảm biến giúp chống rung cho máy ảnh

Cảm biến giúp chống rung cho máy ảnh

Canh nét chính xác

Với đối tượng chụp khác nhau thì chế độ canh nét cũng được sử dụng khác nhau. 

Canh nét tự động đơn là canh nét đối tượng tĩnh như: vật tĩnh, chân dung,...Trong trường hợp bạn để canh nét ở giữa khung hình, khóa nét nửa cò rồi bố cục lại. Đây là cách làm rất tiện và nhanh nhưng dễ dẫn đến chủ thể nằm ngoài DOF, out nét. Vì thế nên lấy bố cục trước sau đó chọn điểm canh nét trên khung hình thì khi đó ảnh sẽ nét hơn.

Với canh nét tự động liên tục khi đối tượng di chuyển trước ống kính thì chế độ này giúp máy ảnh theo nét trong quá trình chuyển động đó.

Tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập có ảnh hưởng tới kết quả chụp ảnh. Vì thế cần thiết lập tốc độ màn trập phù hợp với đối tượng chụp để tránh rung máy.

Tốc độ cần lớn hơn 1/30s khi chụp tĩnh vật không chân máy, lớn hơn 1/125s khi chụp chuyển động đi bộ, lớn hơn 1/250s khi chụp chuyển động xe đạp,... Đồng thời bạn cần có tư thế cầm máy đúng để hỗ trợ khi tốc độ màn trập thấp.

Tư thế cầm máy đúng giúp cải thiện chất lượng ảnh

Tư thế cầm máy đúng giúp cải thiện chất lượng ảnh

Chú ý ISO

Hình bị bệt, thiếu chi tiết hay bị noise đôi khi do ISO quá cao. Vì vậy, trước khi chụp bạn cần kiểm tra mức ISO tối đa mà máy ảnh của mình có thể chấp nhận được để lựa chọn mức ISO tối ưu nhất.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về 6 yếu tố quyết định đến độ sắc nét hình ảnh khi chụp bằng máy ảnh. Hy vọng thông qua bài viết trên quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn các thông tin, kiến thức về độ sắc nét để cải thiện chất lượng ảnh khi chụp nhé!

Viết bình luận