Khám phá tốc độ màn trập máy ảnh - Hướng dẫn cách đo tốc độ màn trập máy ảnh dễ hiểu

Tốc độ màn trập là kiến thức cơ bản về máy ảnh và là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh và lượng sáng đi vào máy ảnh. Vậy tốc độ màn trập là gì? Và cách sử dụng chúng như thế nào? Hãy đón đọc bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu thêm về tốc độ của màn trập máy ảnh

Tốc độ màn trập máy ảnh là gì?

Màn trập hay còn gọi là cửa trập, là lớp màn hình bằng kim loại được đặt trước cảm biến. Nó là bộ phận rất quan trọng của máy ảnh, giúp điều tiết lượng ánh sáng đến bộ cảm biến.

Tốc độ màn trập là khoảng thời gian màn trập mở ra để cho ánh sáng chiếu qua thấu kính đi vào cảm biến. Nó mô tả tốc độ nhanh hay chậm của màn trập khi mở ra, là lượng thời gian chính xác (hay còn gọi là thời gian phơi sáng) mà máy ảnh của bạn ghi lại hình ảnh. Tốc độ màn trập quyết định đối tượng ảnh di chuyển rõ hay mờ và tốc độ này nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và ý đồ của người chụp.

Tốc độ màn trập ảnh hưởng đến độ phơi sáng

Tốc độ màn trập ảnh hưởng tới độ phơi sáng, quyết định độ sáng của bức ảnh. Vì vậy cách đo tốc độ màn trập cũng là một kỹ năng cần rèn luyện nhiều. Nếu bạn set tốc độ màn trập thấp, cảm biến máy ảnh sẽ thu được nhiều ánh sáng làm tăng độ sáng của ảnh. Ngược lại, nếu bạn set tốc độ màn trập cao, cảm biến máy ảnh sẽ thu được ít ánh sáng làm ảnh tối hơn.

- Tốc độ màn trập nhanh thường từ 1/125 giây trở xuống và đây là yếu tố cần thiết để tạo ra hiệu ứng đóng băng chuyển động. Tốc độ này thường áp dụng khi chụp chủ thể đang chuyển động nhanh như chim bay, vận động viên đang thi đấu,...

- Tốc độ màn trập chậm từ 1/100 giây cho đến 1 giây. Ở giá trị này, bạn cần sử dụng chân máy ảnh để đảm bảo độ nét cho bức ảnh. Tốc độ này thường áp dụng khi chụp trong điều kiện thiếu sáng, chụp ảnh ban đêm hoặc khi bạn muốn tạo hiệu ứng chuyển động mờ.

Là bộ phận quan trọng của máy ảnh, tuy nhiên không ít người khi sử dụng không cẩn thận để rơi, va đập dẫn tới màn hình trập gặp vấn đề. Đối với lỗi màn hình trập, người sử dụng nếu không có chuyên môn thì không nên tự ý sửa chữa mà cần đem đến những cửa hàng sửa chữa máy ảnh uy tín để người có chuyên môn xem xét và xử lý. 

Cách đo tốc độ màn trập của máy ảnh

Tốc độ màn trập được đo bằng giây hoặc một phần của giây, thể hiện dưới dạng phân số (ví dụ: 1/60 giây, 1/250 giây,...), mẫu số càng lớn thì tốc độ càng nhanh.

Các dòng máy ảnh DSLR hay máy ảnh Mirrorless hiện tại có thể xử lý tốc độ màn trập đến 1/4000 giây, thậm chí một số máy ảnh cao cấp có thể xử lý lên đến 1/8000 giây hoặc nhanh hơn nữa. 

Bạn nên để tốc độ màn trập lớn hơn 1/125 giây để đảm bảo ảnh không bị rung khi bạn cầm máy bằng tay, còn nếu bạn sử dụng tốc độ màn trập thấp, bạn nên sử dụng chân máy ảnh.

Xem thêm >> Liệu bạn đã biết đến 9 quy tắc về bố cục khi chụp máy ảnh chuyên nghiệp chưa? - Cách chụp máy ảnh trời mưa "đẹp như mơ"

Thiết lập tốc độ màn trập máy ảnh theo từng chế độ

Hiện nay hầu hết các máy ảnh đều có chế độ auto tự điều chỉnh tốc độ màn trập theo điều kiện môi trường và chế độ chụp. Khi sử dụng chế độ này, máy ảnh sẽ tự động chọn tốc độ màn trập. Để làm chủ tốc độ màn trập, bạn có thể làm theo cách thủ công như sau:

  • Ở chế độ thủ công, người chụp kiểm soát được tốc độ màn trập, khẩu độ và ISO, chế độ này dành cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có thể tùy chỉnh được các thông số theo từng tình huống.

  • Ở chế độ ưu tiên màn trập (shutter priority) bạn sẽ được quyền chọn tốc độ màn trập theo từng chế độ, máy ảnh sẽ điều chỉnh các thông số còn lại. Chế độ này được hiển thị trên một số chế độ máy ảnh bằng ký hiệu S hoặc Tv (đối với Canon và Pentax). 

Ở hai chế độ này bạn có thể chọn đặt ISO thủ công hoặc tự động. Tốc độ màn trập máy ảnh cũng là một trong ba yếu tố quan trọng trong chế độ ưu tiên khẩu độ máy ảnh. Để có được bức hình đẹp, thì các thông số phải được kết hợp hài hòa tạo nên tổng thể bức ảnh đủ độ sáng, nét và rõ ràng.

Thay đổi tốc độ màn trập máy ảnh với các hiệu ứng sáng tạo

Bằng việc tận dụng tốc độ màn trập nhanh hay chậm, bạn có thể áp dụng và tạo ra nhiều hiệu ứng thú vị vào những bức hình của mình.  Với tốc độ màn trập nhanh, bạn có thể tạo ra hiệu ứng đóng băng chuyển động và chụp được những khoảnh khắc chuyển động tuyệt đẹp như máy bay, biểu diễn đường phố,...Để chụp được những bức ảnh này bạn cần trải nghiệm và rèn luyện nhiều.

Tốc độ màn trập chậm phù hợp chụp ở những nơi thiếu ánh sáng, cho phép bạn sáng tạo những bức ảnh như dải ngân hà, sao chạy,...Sẽ rất thú vị nếu bạn trải nghiệm và tạo ra được những bức ảnh nghệ thuật đầy sáng tạo. Hãy chia sẻ với Camera Cường Thịnh nhé!

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích và hiểu rõ hơn về tốc độ màn trập máy ảnh và áp dụng thành công cho những tác phẩm sắp tới.

Viết bình luận