Lỗi ống kính máy ảnh bị kẹt là gì? Làm sao để xử lý nhanh chóng nhất

Ống kính máy ảnh là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong máy ảnh góp phần tạo ra những bức ảnh sắc nét và hoàn hảo. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng máy ảnh thì thường ống kính máy ảnh sẽ bị kẹt xảy ra lỗi làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hình ảnh tạo ra. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu và cung cấp các thông tin về lỗi ống kính máy ảnh bị kẹt,  hướng dẫn cho bạn cách xử lý nhanh chóng nhất khi bị lỗi ống kính máy ảnh bị kẹt.

Dấu hiệu lỗi ống kính máy ảnh bị kẹt

Để nhận biết lỗi ống kính máy ảnh bị kẹt thì dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Thứ nhất, đối với máy ảnh hoạt động bình thường khi bạn tắt máy ảnh thì ống kính sẽ tự đóng nắp lại nhằm mục đích bảo vệ bộ phận ống kính ngăn ngừa bụi bẩn và tránh bị va chạm. Nếu như ống kính không tự động đóng nắp lại có nghĩa đã xảy ra lỗi.
  • Thứ hai, là khi bạn mở máy ảnh thì thông thường cái nắp ống kính cũng sẽ tự động mở theo, nếu như nó không mở thì điều này chứng tỏ ống kính máy ảnh đã bị lỗi.
  • Thứ ba, nắp ống kính máy ảnh có dấu hiệu không tự đóng mở hoàn toàn mà chỉ đóng mở một phần thì cũng bị lỗi.

Lỗi ống kính máy ảnh bị kẹt 

Lỗi ống kính máy ảnh bị kẹt 

Nguyên nhân khiến ống kính máy ảnh bị kẹt

Ống kính máy ảnh bị kẹt do các nguyên nhân sau:

  • Khi vô tình đánh rơi máy ảnh.
  • Máy ảnh bị va đập mạnh làm nắp ống kính bị biến dạng.
  • Không vệ sinh ống kính máy ảnh khiến bụi bẩn lâu ngày bám vào ống kính.
  • Có thời gian dài sử dụng máy ảnh trong môi trường nhiều bụi bẩn. Chính vì vậy, bạn cần phải vệ sinh ống kính máy ảnh thường xuyên và đúng cách, đảm bảo máy ảnh hoạt động tốt nhất và không bị trầy xước. 

Vệ sinh ống kính máy ảnh

Vệ sinh ống kính máy ảnh

Cách tự khắc phục lỗi ống kính máy ảnh bị kẹt

Khi ống kính máy ảnh bị kẹt, bạn có thể tự kiểm tra và khắc phục bằng các cách sau đây: 

  • Dùng miếng kim loại hoặc nhựa dẹp tiến hành cạy nắp ống kính để nắp hết bị kẹt. Thao tác này đòi hỏi bạn phải từ từ và nhẹ nhàng.

  • Bạn hãy thử tắt nguồn, tháo pin và chờ khoảng 10s rồi lắp lại pin vào máy ảnh. Sau đó bật nguồn rồi kiểm tra xem bộ phận truyền động của ống kính có hoạt động bình thường không. Nếu không hãy thiết lập lại máy ảnh.

  • Dùng khí nén hoặc thiết bị thổi khí khác thổi không khí vào nắp ống kính khi ống kính bị kẹt bởi những hạt cát. Lưu ý, hướng thổi để tránh thổi hạt sâu hơn vào các cơ chế của máy ảnh. Khi thổi bụi cho ống kính máy ảnh, bạn nên sử dụng các dụng cụ vệ sinh máy ảnh, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ nhất và không khiến máy ảnh bị hư hỏng gì.

Khi nào cần phải mang máy ảnh đi sửa chữa

Vậy, khi nào cần phải mang máy ảnh đi sửa? Thông thường, khi máy ảnh bị lỗi, mọi người thường ngay lập tức mang đến các trung tâm sửa chữa để kiểm tra. Tuy nhiên, bạn có thể tự triển tra ở nhà. Hãy: 

  • Trước tiên bạn phải tự kiểm tra lại máy ảnh của mình bị lỗi gì và bạn có thể tự khắc phục được lỗi đó hay không.
  • Nếu ống kính máy ảnh của bạn bị kẹt mà khi bạn đã thử các cách ở trên mà ống kính vẫn không hoạt động lại bình thường được.
  • Nếu gặp phải lỗi quá phức tạp bạn không thể tự khắc phục được thì hãy mang đến trung tâm dịch vụ để sửa chữa.

Sửa chữa máy ảnh

Sửa chữa máy ảnh

Cường Thịnh camera - Đơn vị sửa chữa máy ảnh uy tín nhất

Cường Thịnh Camera tự hào là đơn vị sửa chữa máy ảnh uy tín và chất lượng tại Hà Nội, luôn đáp ứng được nhu cầu cũng như là đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Chúng tôi ngoài cung cấp các thiết bị máy ảnh còn là đơn vị chuyên sửa chữa máy ảnh  với:

  • Đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng
  • Tư vấn nhiệt tình chu đáo
  • Máy ảnh được khách hàng mang đến Cường Thịnh sẽ được nhân viên kiểm tra và phát hiện ra lỗi nhanh chóng, giá cả phù hợp và báo thời gian sửa máy ảnh cụ thể.
  • Khách hàng sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi từ dịch vụ sửa chữa máy ảnh.
  • Linh kiện đều được nhập ngoại, đảm bảo chất lượng máy ảnh khi sửa xong.

Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ đến Cường Thịnh Camera để được tư vấn thêm.

Thông qua bài viết trên, hy vọng rằng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng máy ảnh của mình.
 

Viết bình luận