Hướng dẫn điều chỉnh tốc độ cửa trập giúp tạo hiệu ứng sống động

 

Tất cả chúng ta đều biết rằng, một bức ảnh đẹp luôn là một bức ảnh có trọng tâm rõ nét thể hiện được điều mà người chụp hướng tới và đặc biệt phải sống động, gây ấn tượng mạnh tới thị giác người xem. Bài viết này sẽ mang tới cho người đọc những tips hữu ích trong việc tạo nên các hiệu ứng sống động cho ảnh thông qua việc điều chỉnh tốc độ cửa trập

Cách đóng băng hình ảnh bằng tốc độ cửa trập cao

Bạn cần phải điều chỉnh tốc độ cửa trập theo tốc độ di chuyển của đối tượng để có thể “bắt trọn” một chủ thể chuyển động nhanh mà không làm giảm độ phân giải ảnh. Kỹ thuật này sẽ giúp bạn bắt trọn khoảnh khắc chuyển động với độ phân giải cho ảnh cao hơn, sắc nét hơn.

Điều chỉnh tốc độ cửa trập giúp chất lượng ảnh tốt hơn

Điều chỉnh tốc độ cửa trập giúp chất lượng ảnh tốt hơn

Tái tạo chuyển động dạng bóng mờ bằng tốc độ cửa trập thấp

Giữ lại độ sắc nét

Để đảm bảo rằng phần nhiều bức ảnh vẫn sắc nét, bạn có thể giảm tốc độ màn trập xuống thấp để tạo độ mờ trong chuyển động. Việc sử dụng cách này và đưa tầm ngắm của máy ảnh đi theo vật thể đang di chuyển được gọi là kỹ thuật lia máy.

Giảm tốc độ màn trập xuống thấp để tạo độ mờ trong chuyển động

Giảm tốc độ màn trập xuống thấp để tạo độ mờ trong chuyển động 

Cài đặt độ phơi sáng phù hợp với nguồn sáng

Vào những ngày mặt trời chiếu gắt, việc bắt trọn chuyển động của chủ thể ảnh càng trở nên khó khăn hơn. Do đó, để xảy ra hiệu ứng thì bạn cần sử dụng màn trập với tốc độ chậm. Tuy nhiên, lúc này khẩu độ và ISO không đủ thấp dẫn đến trong nhiều trường hợp ảnh bị cháy sáng nặng. Khi đó, bạn có thể bổ sung thêm cho máy ảnh một bộ lọc sáng trung bình để làm giảm khả năng thu nhận ánh sáng.

Tìm điểm thiết lập điểm mờ tối ưu

Để xuất hiện hiệu ứng bóng mờ thì người dùng phải căn chỉnh tốc độ của màn trập nhỏ hơn tốc độ di chuyển của chủ thể và cũng không được phép có chênh lệch quá lớn. Nếu có quá nhiều hoặc không có đủ bóng mờ chuyển động sẽ đều cho ra một bức ảnh tệ. Lúc đó, việc thay đổi tốc độ của màn trập như thế nào phải dựa trên chủ thể của bức hình bạn muốn chụp. 

Tìm điểm thiết lập điểm mờ tối ưu

Tìm điểm thiết lập điểm mờ tối ưu

Giữ độ ổn định của máy ảnh

Nếu không muốn bức hình của mình bị vỡ nát do rung lắc gây ra thì điều quan trọng nhất bạn cần chú ý là máy ảnh phải được di chuyển tương đối chắc tay cùng với chủ thể. Bạn có thể sử dụng thêm chân đứng cho máy ảnh bởi nó sẽ giúp tránh sự rung lắc và góc chụp của bạn cũng sẽ được nới rộng.

Giữ độ ổn định của máy ảnh

Giữ độ ổn định của máy ảnh 

Đồng bộ hóa màn trập và đèn chớp

Hiện nay có nhiều loại máy ảnh được cài đặt cho phép người dùng lựa chọn đồng bộ hóa màn trập với đèn chớp. Khi ở gần cuối giai đoạn phơi sáng, đèn chớp được kích hoạt và khiến cho chuyển động phần nào như bị đóng băng. Việc sử dụng tốc độ màn trập rất chậm có thể làm cho đối tượng chuyển động nhanh của bạn trở nên bán trong suốt.

Đồng bộ hóa màn trập và đèn chớp

Đồng bộ hóa màn trập và đèn chớp 

Tạo ra vệt sáng của hình ảnh bằng tốc độ cửa trập thấp

Việc sử dụng một tốc độ cửa trập thấp có thể giúp bạn tạo ra những bức ảnh đầy ánh sáng và sống động. Kỹ thuật này sẽ khiến bức ảnh của bạn tạo cảm giác như thể thời gian ngưng đọng lại. Để tạo ra tấm ảnh có những vệt sáng tuyệt đẹp như dưới đây, hãy căn chỉnh chế độ chụp của máy về Shutter priority nhé.

Trên đây là bài chia sẻ về những cách thức điều chỉnh tốc độ cửa trập. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tạo nên một bức ảnh tuyệt đẹp với hiệu ứng sống động. 

Viết bình luận