Có nên mua máy ảnh cũ không? - Những điều bạn cần biết khi mua máy ảnh cũ

Tâm lý của người tiêu dùng Việt luôn muốn sở hữu những món hàng mới ‘đập hộp’, với những món đồ điện tử đặc biệt là máy ảnh luôn tốn kém quá nhiều chi phí mà không phải ai cũng có đủ khả năng để chi trả cho đam mê này. 

Trong trường hợp này, mua các dòng máy ảnh cũ là giải pháp hoàn hảo để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên việc mua lại máy ảnh đã qua sử dụng cũng còn nhiều đắn đo. Hôm nay, Cường Thịnh Camera sẽ chia sẻ cho bạn đọc những lời khuyên bổ ích và Những điều bạn cần biết khi mua máy ảnh cũ nhé.

Máy ảnh cũ có nên mua không?

Thực chất để nói có nên mua máy ảnh cũ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: địa chỉ mua máy, loại máy hay tính năng. Như các loại máy ảnh film hiện nay, hầu hết người nhiếp ảnh đều chọn lựa mua dòng máy cũ vì chất màu đặc trưng và độc đáo. Người dùng máy film cũng thường sẽ cẩn thận hơn vì máy ảnh film dễ gặp các vấn đề hơn. 

Với máy ảnh kỹ thuật số hiện đại, thì việc lựa chọn mua máy ảnh cũ phải xem xét phức tạp hơn nhiều lần và cần kiểm tra rất nhiều thông số. 

mua máy ảnh cũ uy tín

Các sự cố thường gặp ở máy ảnh cũ

Cường Thịnh Camera đã gặp qua nhiều trường hợp khách hàng mua máy ảnh cũ đem đến sửa chữa vì những lý do như hỏng cảm biến, màn trập không bắt nhanh, nút ấn bị kẹt hay lens máy, lens máy bị xước… Nên sau đó, người mua máy ảnh cũ lại cần đi sửa máy ảnh khiến tốn kém thêm.

Hay 5 lỗi body máy ảnh thường gặp phải, mặc dù nhỏ nhưng cũng rất ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp.

Máy ảnh cũ đôi khi cũng không đảm bảo tính thẩm mỹ như máy bị xước phần thân vỏ trong khi ai cũng muốn sở hữu một chiếc máy ảnh bóng sơn mịn màng.

máy ảnh cũ giá rẻ

Điều bạn cần chú ý khi mua máy ảnh cũ đã qua sử dụng

Một chiếc máy ảnh cũ có ưu thể rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí. Ngoài chi phí ra, nhiều nhà nhiếp ảnh còn có sở thích sưu tầm đa dạng các loại máy ảnh mới cổ khác nhau. Việc mua một chiếc máy ảnh cũ là hoàn toàn ổn nếu bạn chú ý các yếu tố sau: 

  • Kiểm tra Dead Pixel trên cảm biến bằng cách chụp 3 tấm ảnh: Bức 1 với Set ISO khoảng 200 đến 400 rồi chụp khoảng 10s để làm nóng sensor. Bức 2 với ISO ở mức thấp nhất rồi chụp khoảng 1/20s. Bức 3 là một hộp kín hay túi nilon đen để ngăn không cho ánh sáng lọt vào sensor. Sau đó vẫn chụp một tấm với khoảng 1/20s. Bước quan trọng là khi xem những bức ảnh vừa chụp trên máy tính sẽ không xuất hiện các vấn đề như đốm trắng hay vết xước trên ảnh.
  • Số Shot đã bấm cũng cần được xem xét, đây cũng là một cách để kiểm tra chất lượng màn trập. 
  • Nếu thân máy có dấu hiệu của sự va đập thì bạn đọc cũng nên check lại cả phần máy cơ học bên trong đã bị ảnh hưởng phần nào. Và đương nhiên những chiếc máy ảnh như thế thì không nên mua. 
  • Hãy luôn nhớ chụp thử ảnh để kiểm tra độ focus của máy cho chuẩn và nhanh hay không? Vì nếu máy khó focus ảnh dễ bị nhòe, mờ, khó tạo được những bức ảnh hoàn chỉnh.
  • Dành riêng cho những bạn mới bước chân vào bộ môn nhiếp ảnh, hãy tham khảo tổng hợp những kiến thức về máy ảnh trước để có những nhận biết nền tảng nhé.

Có thể bạn quan tâm:

mua máy ảnh cũ

Nên lựa chọn đơn vị cung cấp máy ảnh cũ uy tín

Các địa điểm chuyên bán máy ảnh cũ uy tín cũng sẽ củng có thêm niềm tin và kích thích mọi người mua máy ảnh cũ hơn. Cường Thịnh Camera ngoài những dòng máy ảnh mới và hiện đại, chúng tôi đồng thời cung cấp các dòng máy ảnh cũ đã qua kiểm duyệt khắt khe về thân máy, màn trập, lens, phần cơ học bên trong,... với đa dạng mức giá. 

Bên cạnh đó, sửa máy ảnh cũ uy tín cũng là một thế mạnh tại Cường Thịnh Camera. Chúng tôi xin đảm bảo về thiết bị, quy trình cũng như nghiệp vụ của các thợ máy, tạo được sự tin tưởng trong lòng khách hàng.

mua may anh cu

Tóm lại, chấp nhận mua máy ảnh cũ với giá thành rẻ hơn nhiều lần thì bạn cũng cần phải đầu tư nhiều thời gian tìm kiếm hơn. Nhưng bù lại, lợi ích bạn nhận được rất đáng giá. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có được lựa chọn của riêng mình. Chúc bạn sớm tìm được chiếc máy ảnh phù hợp với sở thích và túi tiền của mình.

Viết bình luận